Chế độ ăn của người mắc ung thư vòm họng nếu được chú ý tốt, ăn uống kết hợp các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế tối đa các chất gây hại, sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh và còn nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Ung thư vòm họng là một loại u ác tính, xuất phát từ biểu mô vùng vòm họng. Bệnh thường gặp ở nam giới có thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ mắc căn bệnh này đang trong tình trạng đáng báo động.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ VÒM HỌNG
- Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa hàng trăm chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong đó, Nicotin là chất không những gây nên bệnh ung thư vòm họng mà còn có khả năng gây ra nhiều loại ung thư khác trên cơ thể con người.
- Uống rượu, bia: Theo nghiên cứu, uống quá nhiều rượu sẽ gây kích thích các mô họng, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ăn các thực phẩm muối chua, lên men: Sau khi ngâm muối, một số thành phần của các loại thực phẩm này sẽ bị biến chất, chúng dễ làm phát triển những tế bào ung thư ở vòm họng.
- Các chất liệu công nghiệp: Hóa chất amiăng hoặc các loại sợi tổng hợp đang được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay có thể gây ung thư vòm họng và ung thư thanh quản.
- Virus HPV: Những người bị viêm nhiễm do virus HPV gây ra cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư do bị nhiễm HPV thường xuất hiện quanh khu vực amiđan hoặc mặt dưới lưỡi.
- “Yêu” bằng miệng: Quan hệ tình dục bằng miệng tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ung thư vùng họng và rất nhiều các bệnh khác như: lậu, giang mai, u nhú, sùi mào gà,…
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ UNG THƯ VÒM HỌNG
Các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc có tỷ lệ mắc bệnh này cao do thói quen sử dụng thức ăn chứa nhiều muối như dưa cà muối, kim chi, cá ướp muối… Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn hoặc có hàm lượng muối cao.
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp ung thư vòm họng được chữa khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn phát triển bệnh, cơ địa bệnh nhân có đáp ứng được liệu trình điều trị hay không,… Và điều quan trọng không thể thiếu trong điều trị ung thư đó là tinh thần lạc quan của người bệnh. Với căn bệnh này, bệnh nhân được phát hiện và điều trị càng sớm thì tiên lượng sống càng cao.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều màu sắc
Nên đa dạng món ăn hàng ngày bằng những thức ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ protein và vitamin. Đặc biệt là vitamin A có trong các loại rau củ có màu vàng và màu cam. Người nhà nên chế biến những món ăn nhẹ, mềm, ít dầu mỡ như sữa, súp, v...v… giúp bệnh nhân dễ nuốt và dễ hấp thu tiêu hóa.
Thức ăn cho người bị ung thư vòm họng ưu tiên những thực phẩm dinh dưỡng phong phú, hàm lượng calo cao. (Ảnh: health) |
Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, ít dầu mỡ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phòng tránh viêm loét như các loại rau củ quả: quả la hán, mã thầy, rau chân vịt, mướp đắng. Bổ sung các thức ăn có tác dụng ngăn ngừa khối u vòm họng như lá xa tiền thảo, hoa mã lan, chao, mướp, cà,....
Uống đủ nước mỗi ngày nhằm giảm đau nhức trong miệng, cổ họng và giúp dưỡng ẩm cơ thể.
Tránh xa thực phẩm cay, nóng và đồ chế biến sẵn
(Ảnh: suckhoedoisong) |
Người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm cay, nóng, uống rượu, hạn chế hoặc không ăn cá ướp muối, dưa chua, thịt xông khói, thịt bảo quản, và các loại thực phẩm khác có chứa chất nitrosamine. Những thực phẩm cay nóng gây ra tổn thương rất lớn cho cổ họng vốn đã tổn thương lại càng nặng thêm.
Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ
Chế độ ăn nhiều thịt đỏ không những không tốt cho sức khỏe người bình thường mà còn có những tác động xấu đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ung thư vòm họng.
(Ảnh: healthplus) |
Nguyên nhân được giải thích là do các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê… có chứa nhiều chất béo no không có lợi cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên hạn chế ăn thịt đỏ (không quá 500g/tuần) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và phòng tránh các loại bệnh ung thư.
Không ăn nhiều muối
Thực tế, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ở các nước châu Á có thói quen ăn mặn như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc cao hơn nhiều các nước khác.
Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao bệnh nhân ung thư vòm họng cần chú ý là dưa cà muối, các loại thực phẩm đóng hộp, cá khô… (Ảnh: phunusuckhoe) |
Muối cần thiết cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều lại có những tác động ngược, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Những tác hại của việc ăn nhiều muối là mất canxi, loãng xương sớm, tác động xấu đến thận…
Hạn chế thực phẩm nhiều đường
Một số nhà khoa học của Thụy Điển cho rằng việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nồng độ insulin, thúc đầy quá trình di căn ung thư nhanh hơn.
Nên ăn nhiều trái cây
Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau quả, trái cây, nước trái cây, v...v… để đảm bảo việc cân bằng dinh dưỡng toàn diện, đồng thời cải thiện những phản ứng bất lợi sau khi hóa trị.
Một số loại thực phẩm giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt như: măng cụt, bách hợp, nhân sâm, khoai lang, hạt sen, nước ép quả lê, nước ép cà rốt, súp đậu, dưa hấu, mướp, sữa, và ăn một số loại thức ăn như cá, thịt, mật ong, rau xanh, hoa quả…
Tuy nhiên, có 4 loại rau quả người ung thư vòm họng không được ăn là: rau diếp, cà chua, chuối và bơ.
Cẩm Tú (Tổng hợp)
Theo Đời sống & Pháp lý
---
Chuyên cung cấp Fucoidan hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư nhập khẩu từ Nhật Bản.
Liên hệ Tư vấn - Đặt hàng
CÔNG TY CỔ PHẦN KENKO
- VPĐD: 90A/5, KP7, P. Trung Mỹ Tây, Q.12,Tp. HCM
- Hotline: 0937 167 062 hoặc (028) 62719008
- Website: http://yeusuckhoe.com.vn/
- Fanpage: Fb/fucoidannhatban.kenko
Mua Okinawa Fucoidan
Hoặc xem thêm các sản phẩm tại đây
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng
Reviewed by Unknown
on
tháng 6 25, 2018
Rating:
Không có nhận xét nào: